Tại sao còn trẻ không đầu tư vào bản thân mà lại đầu tư vào cái này?
Mở đầu bài viết sẽ là câu hỏi mà nhiều người sẽ suy nghĩ ngay khi nghe về khái niệm đầu tư và nghĩ rằng tôi đang “lùa gà” hay đại khái gì đó.
Tôi sẽ cùng thảo luận câu hỏi này sau khi tìm hiểu cơ bản đầu tư là gì, vì tôi muốn định hình giúp các bạn lại đầu tư (invest) và đầu cơ (trade) là gì và những lối suy nghĩ méo mó về đầu tư ở Việt Nam.
Disclaimer
Đây chỉ là những kiến thức nền tảng mà bất kỳ nhà đầu tư hoặc người trên hành trình tự do tài chính đều biết. Các bạn hoàn toàn có thể Google để kiểm tra tính xác thực của các khái niệm. Quan điểm cá nhân duy nhất của tôi trong bài viết này chính là câu hỏi mở đầu. Tôi không hề hướng dẫn các bạn đầu tư vào gì và làm cách nào để đầu tư (How), nó sẽ tốt hơn nếu các bạn tự làm nó.
Người Do Thái có câu nói: “Trên đời có 3 thứ không thể bị ai cướp mất: đầu tiên là thức ăn đã vào trong dạ dày, hai là ước mơ đã ở trong lòng, ba là những kiến thức đã học trong đầu.”
Đầu tư cho bản thân vẫn là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lớn nhất cho con người, và khoản mang lại lợi nhuận đứng thứ hai chính là đầu tư vào tài chính.
1. What
Đầu tư là một trong những kĩ năng cực kỳ cần thiết bên cạnh những kĩ năng quan trọng không kém khác như: quản lí tài chính, phát triển bản thân, tự học,… Tuy nhiên, khái niệm này còn chưa phổ biến ở Việt Nam, thậm chí nhiều người đã có ác cảm ngay khi nghe ai khác nhắc đến cụm từ này. Nói một cách đơn giản nhất thì đầu tư là việc bạn làm cho “tiền đẻ ra tiền”. Nếu bạn để tiền một chỗ thì lạm phát sẽ ngày càng làm số tiền đó mất đi giá trị.
2. Đầu tư ở Việt Nam
Trong vài phần trăm người Việt Nam (ít hơn 6,4%) tìm hiểu về đầu tư thì phần lớn là những nhà đầu cơ. Những nhà đầu cơ này thường có tâm lý ngắn hạn, muốn x2, x5, x10 tài khoản trong một thời gian ngắn mà quên đi một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của đầu tư là “High risk high return”. Thậm chí có người còn không phân biệt được đầu tư và đầu cơ là gì. Lợi nhuận đạt được và rủi ro mất tiền luôn tỉ lệ thuận trong mọi trường hợp.
Tại sao vẫn có những người kiếm được rất nhiều tiền từ việc đầu cơ?
→ Trong tâm lý học có một khái niệm có tên là Survivorship bias, một số nơi gọi là Survival bias, tạm dịch sang Tiếng Việt ở Thiên kiến Kẻ sống sót, hiệu ứng tâm lý này chỉ việc khi chúng ta chỉ nhìn vào số ít những người thành công ở một lĩnh vực nào đó (ở đây là đầu cơ) mà quên rằng phần lớn những người khác đã thất bại hoặc chỉ ở mức trung bình (không lời mà cũng không lỗ). Ví dụ điển hình nhất về hiệu ứng tâm lý này chính là những người đã bỏ học và trở thành tỉ phú đô la ở Mỹ, cũng đã có lượng lớn những người bỏ học khác và họ đã thất bại. Trong đầu cơ, những chuyên gia thổi nến, tỉa nến, những người ngồi suốt ngày nhìn vào bảng điện tử xanh đỏ biến động liên tục,… cùng với những lời hứa hẹn lợi nhuận cực lớn lôi kéo người tham gia vào các hội nhóm, các khóa học trading chuyên nghiệp này chính là những ví dụ. Không bàn tới việc họ có thành công thực sự hay không, và kể cả là họ thành công thì đó chỉ là số ít. Chính những nhà đầu cơ bị mất tiền không hiểu lý do vì những hội nhóm, những khóa học trading này là những người “lan truyền” những thông tin sai lệch đến mọi người.
Có nhiều nhà đầu tư chia sẻ về tầm quan trọng của việc đầu tư từ sớm thì bị những nhà đầu cơ với tâm lý làm giàu trong ngắn hạn cùng với những người chịu ảnh hưởng từ các nhà đầu cơ này làm méo mó chúng. Họ thường đặt những câu hỏi:
“Đầu tư 100tr bây giờ sau 10 năm thành 200tr thì 200tr lúc đó mua được bát phở!”
“Chỉ số VN30 tăng lên nhưng sau 10 năm thì quay về vạch xuất phát.”
Đầu cơ hoàn toàn không xấu, nó chỉ xấu với những người Overconfidence vào kiến thức của mình. Những người đã có những ác cảm vì những sự méo mó trước đó dẫn tới việc kiến thức mới bị bias với kiến thức cũ, trong tâm lý học gọi là Confirmation Bias.
3. Why
3.1 Tài chính cá nhân
Nhiều người nghĩ rằng họ cần kiếm thật nhiều tiền trước, lúc đó họ tiêu sài nhiều hay ít thì vẫn còn dư quá nhiều với họ. Tuy nhiên có một nguyên tắc cơ bản trong tài chính cá nhân: số tiền dùng để tiết kiệm, đầu tư chính là khoảng gap giữa thu nhập và chi tiêu. Chi tiêu là tham số quan trọng không kém gì thu nhập, thậm chí là quan trọng hơn.
Theo một khảo sát, trung bình chỉ 24% người lớn tại Việt Nam có hiểu biết về tài chính (xếp hạng 119 trong hơn 140 quốc gia), con số này ở Mỹ là 57% (hạng 14) và xếp hạng 1 là Đan Mạch với 71%.
3.2 Đầu tư
Để tiền có thể tạo ra tiền thì có rất nhiều cách khác nhau: có cách mạo hiểm (hoặc liều lĩnh), có cách an toàn, có cách dễ hoặc khó để thực hiện,… Bài viết nói về cách dễ tiếp cận với phần đông nhất: đầu tư. Theo thesaigontimes, Việt Nam đang có khoảng 6,4tr tài khoản chứng khoán (tính đến 8/202, ~6,4% dân số), thực tế chắc chắn sẽ ít hơn vì một người có thể có nhiều tài khoản và có những tài khoản đã dừng hoạt động. Số liệu chỉ nhằm mục đích trực quan, ta khó có thể so sánh với thị trường hàng trăm năm của Mỹ hay như các nước phát triển khác, nhưng khi so với các nước trong khu vực thì lại rất thấp.
“Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Ai hiểu được nó từ đó sẽ kiếm được tiền, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó" — Albert Einstein.
Lãi kép chính là linh hồn của đầu tư, và thời gian chính là sức mạnh của lãi kép. Thật vậy, compound effect cần thời gian để thể hiện sức mạnh của mình, thời gian càng lâu lợi nhuận nhận được càng khủng khiếp. Đây là hình ảnh về net worth (tài sản ròng) của Warren Buffett — một nhà đầu tư vĩ đại qua thời gian.
4. When & Who
“Thời điểm tốt nhất để trồng cây là 20 năm trước, thời điểm tốt thứ hai chính là ngày hôm nay.” Tôi chỉ để câu nói rất hay này ở đây và không bình luận thêm, vơi Who thì nghĩa tương tự câu nói trên.
Khi còn trẻ thì chúng ta chưa có nhiều tiền để đầu tư, nhưng hãy xem những khoảng tiền nhỏ đó như là những khoản học phí, nếu không đóng bây giờ thì tương lai chắc hẳn bạn phải trả cái giá cao hơn rất nhiều. Trong đầu tư có 1 quy tắc tương đối về khẩu vị rủi ro: quy tắc 100. Lấy 100 trừ đi số tuổi của bạn ở hiện tại sẽ được phần trăm số tài sản rủi ro bạn nên đầu tư vào thời điểm này. Ví dụ A năm nay 19 tuổi, 100-19=81, tức A có quyền dùng 81% tổng số tiền mình đầu tư (tiết kiệm) để đầu tư mạo hiểm, số tiền còn lại có thể dùng cho những khoản đầu tư dài hạn. Nếu có mất số tiền đó ở hiện tại thì tương lai hoàn toàn có thể kiếm lại được, lúc này 81% này như những khoản học phí phải đóng — một cái giá quá rẻ ở hiện tại.
5. Tại sao còn trẻ không đầu tư vào bản thân mà lại đầu tư vào cái này?
Câu trả lời của cá nhân tôi: tại sao không là cả 2? Đây không phải là sự đánh đổi. Đầu tư hoàn toàn không mất nhiều thời gian như bạn nghĩ (cá nhân mình mất 15p mỗi tuần cho các thao tác đầu tư), thời gian bạn mất ở đây chỉ là việc bạn xây dựng những nền móng ban đầu — những kiến thức đủ để bạn hiểu đầu tư là gì.
Giai đoạn bắt đầu luôn là một trong những giai đoạn khó và quan trọng nhất, nhưng nếu vượt qua rồi hành trình sẽ giảm bớt đi phần nào. Và trong hành trình tìm hiểu kiến thức, tuyệt đối không để mình bị lạc đường. Người đầu tư là người có tâm lý dài hạn còn những người đầu cơ là tâm lý ngắn hạn. Tâm lý ngắn hạn thường là tâm lý chung của con người và nó có cả mặt hại và mặt lợi. Trong hạnh phúc, nó giúp ta nhìn nhận những hạnh phúc nhỏ nhặt ở hiện tại và tận hưởng chúng hơn là nghĩ về những tương lai xa vời vợi. Nhưng trong đầu tư thì hoàn toàn ngược lại, lãi kép cần thời gian để thể hiện sức mạnh của mình.
Trong Product Management có một câu hỏi luôn được hỏi đi hỏi lại trong quá trình phát tiển sản phẩm mà tôi thấy rất tương đồng về việc định hình mình đang học gì: “What is the right thing to build?”
Comentários