Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu về 2 quá trình học tập, đó là học để nhìn ra và học để nhìn vào, cũng như những chuẩn mực xã hội đã định hướng con người.
Disclaimer
Đây chỉ là những quan điểm riêng của tôi, những kiến thức tôi đã học được, không phải lời khuyên. Thoải mái khi tiếp nhận nó nếu bạn muốn.
Social Prejudices
Từ nhỏ, ta luôn được dạy rằng, hãy đến trường để học các kiến thức, kỹ năng để rồi có thể tìm được 1 công việc để nuôi sống. Và mọi chuyện bắt đầu từ những định kiến đó, ta bắt đầu rơi vào vòng quay tiền bạc, cố gắng đi làm để cuối tháng nhận được tiền lương để lo cho bản thân và gia đình. Trong tiếng anh, người ta thường dùng từ Rat Race để diễn tả vòng xoáy của những người này phải trải qua, các công việc đó cũng có một tên gọi thường là 925 job (tức làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều). Họ làm việc, lãnh lương, làm việc, lãnh lương,… và cứ thế cho đến khi nghỉ hưu dừng làm việc.
Khi bắt đầu có công việc để làm, ta sẽ gặp 2 nhóm người chính, nhóm người đầu tiên là nhóm người sẽ dừng lại việc học của mình và “tận hưởng” cuộc đời; nhóm người thứ hai sẽ là những người tiếp tục học các kiến thức mới để tăng thêm được thu nhập. Dù là bất cứ nhóm người nào, hay bất cứ ai thì phần lớn cuộc đời sẽ xoay quanh việc học, học để có một công việc, học để hiểu và giải quyết các vấn đề của xã hội, học để hiểu cách thế giới hoạt động,...
Tựu trung lại, ta học chỉ để nhìn ra thế giới bên ngoài—Learning to look outward.
Ta hiểu đủ loại kiến thức trên đời, đủ loại ngôn ngữ, đủ loại văn hóa, nhưng lại không đủ chỉ để hiểu chính bản thân mình.
Learning to Look Outward
Learning to look outward hay học để nhìn ra là điều bắt buộc theo một cách hiển nhiên mà mọi người đều phải làm theo trong xã hội ngày nay, và nó cũng cách để xã hội có thể phát triển.
Bất kể ta chọn một cuộc sống giản dị để tận hưởng niềm hạnh phúc qua từng ngày, hay cố gắng làm việc để có tự do tài chính và sống cuộc đời còn lại theo cách của chính ta, thì ta vẫn cần phải học để nhìn ra.
Cụm từ “học để nhìn ra” gần như đồng nghĩa với từ “học” mà xã hội chúng ta đã định sẵn để hướng chúng ta chạy theo nó một cách “ép buộc”, trong khi học có rất nhiều ý nghĩa khác nhau như: learning to know, learning to live, learning to be,… “Học để nhìn ra” chắc hẳn là những gì bạn nghĩ khi nhắc đến từ “học”. Điều này cũng khá hiển nhiên với mọi người, và cả với tôi khi lần đầu suy nghĩ đến, vì đó chính là những định kiến xã hội đã in sâu vào tâm trí chúng ta.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam—nơi mà những định kiến, chuẩn mực xã hội trở thành những điều hiển nhiên mà mọi người đều hướng tới. Muốn có cuộc sống hạnh phúc, giàu sang thì phải học trường top, phải học sâu, hiểu rộng, hay thành công là phải có trong tay tiền tỉ, nhà lầu, xe hơi,… Các phương tiện truyền thông đại chúng tập trung xây dựng hình ảnh thành công là những gì ở trên. Nếu bạn vẫn xem những điều này là đích đến của mình thì nơi nay không dành cho bạn—đó không phải là những gì mà tôi và blog này hướng đến.
Learning to Look Inward
Learning to look inward hay học để nhìn vào là một trong những hành trình gian nan mà mỗi người đều phải đối mặt. Tương tự như học để nhìn ra, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với hành trình đó. Sự khác biệt ở đây là việc ta có nhận thức được rằng ta thực sự cần theo đuổi nó hay không. Đến đây ta sẽ bắt gặp 3 nhóm người chính:
Nhóm người đầu tiên là nhóm người không nhận thức được sự tồn tại của hành trình. Nếu có, đó chỉ đơn thuần trong một khoảng thời gian ngắn ngủi khi đặt các câu hỏi trước quyết định nào đó của cuộc đời, nhưng ngay sau đó họ lại quay lại với hành trình cuộc đời.
Nhóm người thứ hai là nhóm người nhận ra sự tồn tại của hành trình nhưng lại bỏ cuộc vì sự gian nan. Như tôi đã nói, đây không hề là một hành trình đơn giản tính bằng ngày, bằng tháng, mà phải tính bằng năm hoặc chục năm. Có người mãi đến khi về già họ mới nhận ra điều gì là đáng giá trong cuộc sống, và cũng có những người không tìm ra được cho đến tận cuối đời.
Nhóm người thứ ba là những người tìm ra được các câu trả lời cho câu hỏi của cuộc đời. Tuy nhiên, ngay cả khi tìm ra được đáp án, thì hành trình đó sẽ vẫn tiếp tục—đó là hành trình thu thập những câu trả lời cho các câu hỏi mình là ai, không phải cứ đến đích là có thể nói là thành công.
Theo cá nhân tôi, các câu hỏi mà ít nhất mỗi người cần tìm ra để có thể hiểu mình đó chính là:
Tính cách của tôi là gì?
Tôi là ai?
Tôi thích điều gì?
Tôi sống vì mục đích gì?
Conclusion
Đến đây, chắc hẳn ai cũng nhận ra là mình cần thực hiện cả 2 điều này, ta cần phải học để nhìn ra và cả nhìn vào.
Học để nhìn ra thì rất rõ ràng là chúng ta sẽ theo hệ thống giáo dục (formal education) hoặc tốt hơn là thực hiện self-education. Vậy còn học để nhìn vào? Theo tôi thì chúng ta bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu ta đã đủ nhận thức về cuộc đời thì hãy tìm hiểu các chủ đề về self-development (phát triển bản thân) hoặc đọc sách, nếu đó là self-help thì hãy luyện tư duy double-check để kiểm tra trước khi áp dụng vào cuộc sống. Còn nếu còn nhỏ, thì hãy đọc sách, dù ít hay nhiều, hay bất cứ chủ đề gì, vì “không bổ dọc thì nó cũng sẽ bổ ngang”.
Đã 2 tháng kể từ bài viết này