English version here.
Dạo gần đây tôi khá thích tìm hiểu về giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam, vì thế tôi quyết định làm loạt bài viết về giáo dục bằng góc nhìn của chính tôi.
Trong bài viết mở đầu này, tôi sẽ giải thích ngắn gọn về 2 hình thức giáo dục phổ biến hiện nay là Formal Education và Self-Education. Ở các bài viết tiếp theo, ta sẽ đào sâu hơn vào các khái niệm.
Disclaimer
Đây chỉ là những quan điểm riêng của tôi, những kiến thức tôi đã học được, không phải lời khuyên. Thoải mái khi tiếp nhận nó nếu bạn muốn.
Formal Education
Formal Education là hình thức giáo dục phổ biến nhất hiện nay, nơi chúng ta có thể nghĩ đến ngay chính là trường học. Formal Education ở Việt Nam được chia ra làm nhiều cấp độ khác nhau, có thể kể đến như: tiểu học, trung học (cơ sở và phổ thông), đại học, cao đẳng,… Tiểu học và trung học là 2 cấp độ giúp 1 người lĩnh hội được khả năng đọc, viết, làm toán, tư duy cơ bản,… Trong khi đó, đại học và cao đẳng sẽ cung cấp các kiến thức chuyên sâu tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể (tất nhiên là vẫn bao gồm những kiến thức nền tảng nâng cao khác).
4 Layers of Knowledge
Formal Education thường được gọi là Structured Learning — học tập có cấu trúc. Ta được học theo những chương trình nhất định, ví dụ 5 năm tiểu học, 7 năm trung học,... Ở mỗi cấp độ, hay cụ thể hơn là ở mỗi lớp ta sẽ được học các kiến thức khác nhau.
Chương trình tiểu học cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản như đọc và viết. Đến trung học cơ sở, ta được học tập tầng 1 của các kiến thức nền tảng từ các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý,... Đến trung học phổ thông, ta lại sẽ được học lại những kiến thức cũ đó và nâng cao thêm 1 tầng (tầng 2). Kế đến là đại cương ở chương trình đại học, ta lại một lần nữa được học lại các kiến thức cũ đó và nâng cao thêm (tầng 3). Và tầng cuối cùng (tầng 4), chính là những ai chọn theo chuyên ngành từ các môn: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý,...
Một người theo chương trình 12 năm học thì chắc chắn sẽ phải trải qua ít nhất 2 tầng của các kiến thức này. Một vài câu hỏi xuất hiện ngay trong đầu tôi lúc này:
Một người chọn chuyên ngành liên quan phải trải qua 4 tầng trên thì liệu có cần thiết?
Một người chọn chuyên ngành khác thì liệu có cần thiết phải trải qua cả 2 (hoặc 3) tầng như trên không?
Giữa các tầng 1, 2, và 3 thì thời gian thường cách nhau khoảng 3 năm, liệu tất cả mọi người sẽ nhớ những kiến thức cũ đã học?
Và cuối cùng, liệu các kiến thức đó thật sự hữu ích với tất cả mọi người?
“There are some questions we asked, but don't actually need to answer, just for thinking.”
Tạm dịch: Có những câu hỏi chúng ta hỏi, nhưng không thật sự cần thiết phải trả lời. Tôi không phải chuyên gia để đưa các giải pháp hay cải cách, đó là việc của những người có quyền và được giao nhiệm vụ để làm nó. Hãy chiêm nghiệm, đừng cố trả lời!
Nếu không bàn về kiến thức chuyên ngành ở đại học và cao đẳng, thì nhìn chung Formal Education sẽ cung cấp 1 người những nền tảng cơ bản nhất để đi tiếp trên hành trình cuộc đời.
Pros of Formal Education (Ưu điểm)
Chương trình học được xây dựng có cấu trúc
Có bằng cấp chứng nhận
Tạo các kết nối với bạn bè, xã hội
Cons Formal Education (Khuyết điểm)
Chi phí cao
Không linh hoạt các nội dung giảng dạy
Tiêu tốn nhiều thời gian
Self-Education
Self-Education (tự giáo dục) hay tự học là 1 hình thức học tập không có cấu trúc nhất định (Unstructured Learning), việc học có thể đến từ: đọc sách, học khóa học online, làm thực tế,… Không có một biên giới nào phân định các cấp độ với nhau — tất cả hòa làm một.
Với tự học, mỗi người có thể tùy chỉnh chương trình học phù hợp với chính bản thân mình. Họ có quyền được chọn những gì cần học, những gì không cần, và họ học vì mục đích gì:
Learning to know;
Learning to live, hay;
Learning to be
Nếu Formal Education cung cấp cho 1 người những nền tảng cơ bản nhất để đi tiếp hành trình cuộc đời thì Self-Education sẽ tiếp nối quá trình học tập đó cho đến khi nào người đó từ bỏ việc học. Thật vậy, rất nhiều người sẽ từ bỏ việc học của mình ngay khi học hoàn thành chương trình học nào đó.
Không đến trường nữa không đồng nghĩa với dừng học, học tập là quá trình cả đời người.
Pros of Self-Education (Ưu điểm)
Chi phí thấp
Tự chọn lọc nội dung để học
Ít tốn thời gian hơn Formal Education
Cons of Self-Education (Khuyết điểm)
Không theo cấu trúc nhất định
Không bằng cấp chứng nhận
Ít kết nối với bạn bè, xã hội hơn Formal Education
Control Your Study Path
Một khi ai tìm ra được Self-Education của mình, thì đó có thể nói là ngày mà họ được "sinh ra lần thứ hai". Đó là lúc họ nhận ra rằng: Tất cả những gì họ cần là một người dẫn đường hơn là một người dạy. Và việc tìm được người dẫn đường cũng khó khăn không kém gì việc tìm ra tự học, nhưng một khi đã tìm ra thì người đó sẽ đi xa và nhanh hơn bao giờ hết.
Khoảng thời gian đẹp nhất để tìm ra Self-Education chính là khi còn theo Formal Education, tức là khi còn đi học. Nếu học tự học trước cả khi bạn đi học — bạn là thiên tài và nơi này không dành cho bạn, còn nếu tìm ra sau Formal Education thì vẫn còn rất đẹp để tiếp tục hành trình của mình. Vấn đề lớn nhất là bạn phải tìm ra nó.
Tôi khá may mắn khi đã được "sinh ra lần thứ hai" được 1 khoảng thời gian rồi, tùy hơi trễ để thực hiện những khát khao từ bé của mình, nhưng cũng khá sớm để tôi tìm ra bản ngã của mình, ít ra thì tôi cũng đã tìm ra nó.
Komentarze