Nếu bạn là người thích note các kiến thức để tăng khả năng ghi nhớ hoặc để lưu lại ghi có dịp cần thì bạn có thể cân nhắc đọc bài viết này. Đây là phương pháp trong lĩnh vực Personal Knowledge Management (PKM).
Hành trình take note
Mình bắt đầu viết lại những kiến thức cũng như những cảm nhận cá nhân từ những năm cấp 3. Lúc đó thì mình cũng chỉ nghĩ là mình có cái chỗ để note rồi lưu lại, khi nào có cần thì mở ra đọc là được rồi. Nhưng dần theo thời gian, mình dần ít đọc lại các kiến thức đó (có những note mình chỉ viết rồi để nó ở đó luôn), có đọc thì mình chỉ đọc lại những cái mới viết. Mình bắt đầu tìm kiếm những kĩ thuật chuyên sâu về take note, sau một thời gian thì mình tìm thấy video của anh Ali — anh có một channel YouTube hơn 3 triệu người theo dõi và là một người rất thích tìm tòi các kĩ thuật để cải thiện khả năng làm việc. Mình biết đến CODE System và rộng hơn là Second Brain từ đó. Mình bắt đầu dùng Notion để tạo nên 1 nơi sẽ lưu lại tất cả những “legacy” trong cuộc đời mình. Lúc đó cũng hừng hực khí thế lắm, nhưng làm được 1 lúc thì cũng bó tay vì không biết dùng những kiến thức nâng cao của Notion về database và link các database.
Mọi thứ cứ dừng lại ở đó cho đến một ngày đẹp trời khoảng 1 năm trước, mình xem được podcast từ anh Hiếu về hành trình đọc sách của anh. Trong một đoạn ngắn, anh có nhắc đến việc xây dựng một nơi lưu trữ tất cả những kiến thức. Mình nghĩ anh đang nhắc đến khái niệm Second Brain và mình đã bắt đầu có động lực xây dựng lại những “legacy” của mình từ đó. Lúc này thông minh hơn một tý rồi nên mình cũng học được cách dùng Notion về database.
Nãy giờ chiếm gió cho nó vui tý. Ok, mình sẽ bắt đầu vào chuyên sâu!
CODE System
CODE System là một hệ thống giúp các kiến thức ta take note sắp xếp đúng vào những vị trí của chúng trong cuộc sống. Khi cần tìm kiếm thông tin gì đó, thì bên cạnh việc được các thông tin chính, ta còn có thể tìm được các thông tin khác có liên quan. Chính cách tổ chức theo CODE System này giúp ta tìm được các thông tin liên quan, nếu chỉ note như bình thường thì ta thường chỉ tìm ra các thông tin chính mà thường bỏ sót các thông tin liên quan.
CODE System là một hệ thống giúp:
Take note các thông tin. (Collect)
Sắp xếp thông tin có tổ chức. (Organize)
Ghi nhớ “thụ động” các luận điểm, luận cứ của một chủ đề nào đó. (Distill)
Thể hiện thông tin để tăng khả năng ghi nhớ. (Express)
1. Collect (Capture)
Đây là giai đoạn ta bắt đầu từ việc học không ghi chép sang ghi chép. Có rất nhiều cách thức để take note khác nhau như:
Note các ý chính
Note các keyworks
Note bằng cách hiểu của mình
Note kèm những ghi âm của mình giải thích cách hiểu đó (ít phổ biến ở Việt Nam)
…
2. Organize
Đây là giai đoạn mà kèm theo ghi take note ta sẽ tổ chức chúng một cách có cấu trúc. Chính cách tổ chức có cấu trúc theo CODE System này giúp ta tìm được các thông tin liên quan, nếu chỉ note như bình thường thì ta thường chỉ tìm ra các thông tin chính mà thường bỏ sót các thông tin liên quan.
Ví dụ cấu trúc không chuẩn (theo CODE System), ta chia thành nhiều folder khác nhau: folder chứa nội dung các môn học, folder chứa các sách, folder chứa các bài viết cá nhân,… Việc cấu trúc như thế đối với các vấn đề khác thì hoàn toàn hợp lí, nhưng đối với kiến thức thì lại không hợp lí lắm. Ví dụ ta muốn tìm các kiến thức về tình yêu, lúc này ta sẽ nhớ là mình viết về chủ đề tình yêu ở đâu rồi vào đấy đọc. Tuy nhiên cũng có rất nhiều các nơi khác bạn cũng viết liên quan về tình yêu ví dụ: hành trình tự do tài chính, gia đình, con cái,… Bạn vẫn có thể tìm kiếm các kiến thức liên quan đó bình thường, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và đôi khi sẽ bỏ sót một vài luận điểm quan trọng nào đó.
Khi gặp một vấn đề gì đó thì một người không take note thường sẽ bắt đầu với 1 trang giấy trắng và dùng trí nhớ của mình để liệt kê các luận điểm. Mình đồng ý là ta vẫn có thể có nhiều cách khác và nhanh nhất chắc là Google, tuy nhiên với vài cú click chuột thì người có dùng CODE System đã có 1 loạt các luận điểm và luận cứ, không những thế sức mạnh của việc Organize chuẩn là nó sẽ kèm theo những thông tin trên trời dưới đất nào đó mà cũng liên quan đến chủ đề đó. Biết thật nhiều kiến thức là quá tốt, nhưng sẽ tốt hơn bội lần nữa nếu chúng ta liên kết các kiến thức với nhau.
"Sự sáng tạo chỉ là sự kết hợp nhiều thứ.” — Steve Jobs
3. Distill
Chỉ Take note và Organize chuẩn thì cũng chưa hoàn toàn giúp ta thẩm thấu các kiến thức, nó chỉ giúp ta tìm kiếm nhanh hơn và rộng hơn. Việc ta cần quan tâm là làm sao để kiến thức tự tìm đến ta, giống việc trả bài ngày xưa nhưng lúc này ta chỉ cần cầm tập và đọc nó. Và một bức ngoặc đã đến với mình khi mình biết đến Readwise từ anh Hiếu, Readwise là một công cụ sẽ tự động lấy các mẫu kiến thức ngẫu nhiên từ Notion và hằng ngày gửi nó vào mail của mình. Việc đọc các luận điểm đó hằng ngày một cách “thụ động” sẽ giúp ta có vốn sống ngày càng vững chắc hơn và sẽ không còn tình trạng khi được hỏi thì không trả lời được, đến khi nhận được câu trả lời thì: “Ủa này mình học rồi mà ta!”
4. Express
Layer quan trọng nhất của CODE system là Express. Nếu bạn chỉ học các kiến thức mà không làm gì với nó thì thật vô nghĩa, bạn có thể làm bất cứ điều gì để chia sẻ kiến thức đó và theo mình cách hiệu quả nhất chính là diễn giải kiến thức mà bằng cách hiểu của mình. Nếu bạn đã từng thuyết trình thì bạn có thể sẽ nhận thấy là các kiến thức đó mình vẫn còn nhớ rất rõ (hoặc không). Thuyết trình giúp bạn có thời gian nghiên cứu kĩ hơn và cũng sẽ nhận được các câu hỏi từ những người nghe để mở rộng các kiến thức đấy.
Hoặc như mình đang viết bài viết này để Express kiến thức CODE System, mình cũng đã phải tìm tòi đọc lại nhiều nguồn khác nhau để có thể hiểu các chi tiết nhỏ hơn.
Ví dụ 1 góc nhỏ trong việc tổ chức các kiến thức của mình. Mình chia các luận điểm từ liên quan nhất, kém liên quan hơn và đến các luận điểm phản biện. Mở từng luận điểm sẽ là hàng loạt các luận cứ nhỏ hơn, các trang web mình đã đọc, các câu quote hay, các highlight trong sách của mình,… Và chỉ với tổ hợp Control + F, mình có thể đi đến bất kì đâu mà không cần phải mở một cách thủ công.
P.S. Second Brain là một khái niệm cao hơn CODE System — nơi đúng nghĩa là Second Brain. Mình như có một bộ não khác, những thứ máy móc cần nhớ thì mình quăng vào đấy hết, để First Brain có một cảm giác luôn thoải mái. Và với một cảm giác luôn thoải mái, mình đã có thể sống một cuộc sống Hygge — Hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt.
waoooooo