Goal and System
Chắc hẳn đâu đó trong cuộc sống chúng ta đều đã từng nghe qua các câu nói như:
Làm gì thì cũng phải xác định mục tiêu rõ ràng, hay;
Mỗi ngày bạn chỉ cần cố gắng 1%, 365 ngày sau bạn sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn 37 lần hiện tại.
Câu nói số 1 hướng ta đến đích đến, trong khi câu nói số 2 hướng chúng ta vào hành trình. Vậy thì đâu mới là câu trả lời hợp lí nhất? Theo tôi thì cả 2 đều hợp lí nhưng hành trình sẽ mang trọng số cao hơn đích đến.
Trong trường hợp đầu tiên, giả sử rằng bạn đang leo núi, tất cả những gì bạn quan tâm là đỉnh núi. Tưởng tượng rằng khi mình leo lên đến đấy thì sẽ được ngắm nhìn thế giới rộng lớn biết bao mà quên mất đi những gì cần thiết để có thể đạt được điều đấy. Bạn quên đi khi leo núi thì mình cần trang bị những gì, cần những kĩ năng cần thiết nào, trong trường hợp gặp nguy hiểm thì sẽ xử lý ra sao. Thời điểm khó khăn nhất luôn là thời điểm bắt đầu, nếu chẳng may gặp phải khó khăn gì đó thì rất dễ sẽ bỏ cuộc giữa chừng. Và mọi chuyện cuối cùng chẳng đâu vào đâu, đặt mục tiêu rồi bỏ lỡ. Cứ như thế cho đến khi lớn lên, già đi, và chuẩn bị rời khỏi thế gian này thì bạn vẫn để lại những nổi niềm, những sự bỏ lỡ mà mỗi khi nhắc lại bạn luôn dùng từ ước gì.
Trường hợp thứ hai là bạn chỉ quan tâm tận hưởng cuộc sống theo từng ngày, mỗi ngày tốt lên một chút. Tưởng tượng rằng bạn đang bị lạc giữa một khu rừng rộng lớn, bạn chỉ bị mất đi duy nhất một thứ là la bàn (goal), còn lại là những dụng cụ, đồ dùng để sinh tồn và ta đã trang bị các kiến thức về sinh tồn rất cẩn thận trước khi vào rừng. Và như thế, mỗi ngày bạn vừa tìm cách đi theo một hướng để thoát khỏi khu rừng vừa tìm cách để sinh tồn. Nếu hướng đó không dẫn ra khỏi khu rừng thì sao? Thì tìm tiếp hướng khác mà đi đến khi nào thoát ra được thì thôi! Chẳng may bạn tìm không ra trước khi ta yếu đi, mất sức thì sao? Thì thôi bai bai!
Qua hai ví dụ trên, ta có thể thấy được rằng cả hành trình và mục tiêu đều quan trọng. Nếu ta cứ mơ tưởng về việc chinh phục được đỉnh núi, rồi ngắm nhìn lại thế giới nhưng lại chẳng chịu trang bị kiến thức, kĩ năng để leo núi thì nó có làm ta hạnh phúc? Hay như ta có đầy đủ trang bị, kĩ năng để sinh tồn trong rừng nhưng lại không biết cách để thoát khỏi nó thì liệu ta có thể đi đến đâu?
Mục tiêu sẽ chỉ mãi là những mơ tưởng, là những lần “ước gì” nếu như ta không tập trung vào hành trình. Và hành trình cũng chỉ là những ngày tháng cặm cụi vô nghĩa nếu ta không có mục tiêu.
How to Set a Goal
Have a clear goal
Split the goal into specific milestones
Take action to get the milestone
Track the progress
Self-reward
1. Have a clear goal
Những bước đi đầu tiên luôn là những bước đi khó khăn nhất, chính vì thế phải xác định được mục tiêu rõ ràng nhất. Hồi chuẩn bị vào Đại học, tôi quyết định chọn chuyên ngành để theo đuổi từ sớm, nhưng lại không biết từ đầu, ngành gì mặt lợi, mặt hại, mặc tối ra sao. Tôi quyết định dành mỗi ngành một tháng để tìm hiểu về mặt tổng quát ngành đấy ra sao. Thế là tôi tìm kiếm khắp nơi, đọc bài viết chia sẻ, đọc blog của những người đi trước ở LinkedIn, xem các buổi seminar về ngành đó,… Sau hơn 4 tháng tìm tòi, rồi ngồi lại phân tích lợi-hại của từng ngành, chấm điểm rồi so sánh thì tôi cũng tìm thấy trí tuệ nhân tạo (AI) thứ mà tôi đã theo đuổi trong suốt 2 năm nay. Chính vì xác định được mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu như vậy nên tôi mới có thể bắt đầu theo đuổi chuyên ngành ngay từ năm nhất, thay vì năm 3. Và cũng chính việc bắt đầu sớm như vậy cũng đã dẫn tôi tới nhiều quyết định quan trọng trong đời, trong đó có việc quyết định bỏ học, dù sao thì cũng hẹn các bạn ở bài viết khác.
2. Split the goal into specific milestones
Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe rằng: “Đặt mục tiêu cao quá là ảo tưởng, còn thấp quá thì tầm thường.” Câu trả lời đơn giản theo cá nhân tôi là đặt mục tiêu cao nhất có thể rồi chia nó thành những cột mốc nhỏ (milestone), để mà, dù không đạt được mục tiêu đề ra thì bạn cũng đã đạt được rất nhiều những cột mốc. Và hành trình đó sẽ chẳng bao giờ là một hành trình hoang phí mà là hành trình tràn đầy những đều thú vị!
3. Take action to get the milestone
Đến đây chắc hẳn nhiều bạn có thể nghĩ rằng “nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm”, và câu hỏi đơn giản nhưng cũng có thể nói là khó nhất lúc này sẽ là: “Làm thế nào để bắt đầu?” Câu trả lời theo cá nhân tôi cũng rất đơn giản: “Câu hỏi chính là câu trả lời—The answer is the question!” Có một principle mà tôi học được là Do something principle:
Whenever you lack the motivation to make an importatn change in your life, do something… as a way to begin motivating yourself."—Mark Manson
Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu ở bất cứ đâu: cảm hứng, động lực, và hành động. Hành động có lẽ là điều ít được nhiều người chú ý đến. Đừng chờ đợi cho đến khi có động lực rồi mới việc gì đó, càng đừng chờ đợi tìm được ai đó truyền cảm hứng học cho mình rồi mới bắt đầu.
JUST DO SOMETHING
4. Track the progress
Làm thế nào để đánh giá được hành trình của mình? Hãy đánh giá hành trình bằng GAIN và GAP, nhưng GAIN mang trọng số lớn hơn. GAIN là những gì ta đã làm được kể từ khi bắt đầu hành trình, GAP là khoảng cách hiện tại so với đích đến. Vậy thì tại sao lại phải nhìn vào GAIN nhiều hơn? Giả sử rằng bạn có một người bạn cùng lớp, lúc nào thì người này cũng khoe khoang với bạn là họ tài, họ giỏi thế nào, bạn có suffer không? Nếu có thì bạn đang nhìn vào GAP, bạn đang nhìn vào khoảng cách giữa bạn và người đó để đánh giá mình, trong khi bạn cũng đang rất cố gắng và đã đi được một đoạn đường rất xa rồi. GAIN và GAP cũng tương tự với System và Goal trong bài viết này vậy, thiếu 1 trong 2 thì đều mang lại kết quả xấu. GAP giúp ta xác định được mình còn cách đích đến bao xa, từ đó có những chiến lược học tập, làm việc để đạt tiến độ và kỳ vọng đã đề ra, chỉ dừng lại ở đây. Mỗi khi ta gặp các vấn đề về emotional problem: burn-out, peer pressure,… lúc này nhìn vào GAIN chính là liều thuốc chữa lành để giúp ta tiếp tục hành trình. Nếu nhìn vào GAP thì khả năng cao là ở những bước chân đầu tiên ta có thể đã nản lòng: “Sao đi mãi mà vẫn cách đích xa thế!”
“There are more things … likely to frighten us than there are to crush us; we suffer more often in imagination than in reality.”—Seneca
Có những thứ rất khó để một mình ta có thể đánh giá được, ví dụ như việc kiến thức, kinh nghiệm để đi làm. Điều tốt nhất lúc này chính là có được một người mentor đưa ra các feedback giúp mình cải thiện. Có thể nói một cách thậm xưng rằng: “Ai tìm được người mentor giỏi hơn người đó chắc chắn sẽ giỏi theo!” Tôi gọi đấy là những người dẫn đường—những người giúp ta xác định những hướng đi phù hợp nhất.
5. Self-reward
Mỗi một cột mốc như những điểm dừng chân để lấy lại sức sau một khoảng thời gian vất vả, trong cuộc sống thì nó có thể là những ngày nghỉ, những kì nghỉ tự thưởng cho bản thân sau khi đạt được thành quả gì đó.
Comments