Như thường lệ, đây chỉ là những kiến thức mà tôi học được, không phải lời khuyên. Thoải mái khi tiếp nhận nếu bạn muốn.
Cũng đã được một khoảng thời gian từ khi tôi quyết định nghỉ học, buồn vui tôi đều đã trải qua. Buồn vì không được gặp những người bạn nhưng cũng vui vì tôi đã tìm ra động lực để tôi không còn lười nữa. Trì hoãn là điều mà tôi “ghét” nhất ở bản thân.
Thời còn cấp 3, tôi đã gặp những chuyện về cram school (lò ôn thi và học thêm) mà tôi cũng không biết nên dùng từ gì để diễn tả. Sau đó tôi quyết định đi ngược lại với phần còn lại để tìm lại niềm vui khi tôi học. Giai đoạn đó tôi lao đầu vào học dù biết là lần đầu tôi tự học nghiêm túc. Những niềm vui đã đến khi tôi tiến bộ lên từng ngày. Nhưng cho đến một mức độ nhất định, tôi bắt đầu trì hoãn. Và rồi cứ thế suốt hơn 1 năm sau, tôi vẫn trì hoãn dù biết là mình chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa thôi.
Đến khi xem được Podcast của Anh Hiếu thì tôi đã phần nào giải quyết được sự lười của mình. “Làm thế nào để ép bản thân làm việc trong 5, 10 phút đầu? → Câu hỏi cũng chính là câu trả lời.”
Sau khi nghe được câu nói này thì tôi hoàn toàn bất ngờ, bất ngờ vì sự “đơn giản” nhưng lại không nhận ra. Lúc đó tôi càng thấm thêm câu nói của người cô truyền cảm hứng học cho tôi năm xưa: “Suy nghĩ dưới đất đi Đức, đừng bay trên trời nữa!”
Nhưng cũng chỉ được một khoảng thời gian ngắn sau đó thì tôi lại mắc bệnh cũ, tôi vẫn không thể xoay sở hết các công việc của mình. Lúc này, sau bao bài học, tôi biết rằng câu trả lời vẫn chỉ là những sự đơn giản xung quanh — những mảnh ghép còn thiếu. Tôi đã thử nhiều mảnh ghép khác nhau nhưng vẫn không mảnh nào khớp được.
Mọi chuyện bắt đầu từ quyết định nghỉ học của tôi. Tôi không còn cảm giác ỷ lại rằng sau khi tốt nghiệp sẽ có được việc làm dễ hơn nữa. Tôi nổ lực sẽ xây dựng những nền tảng tốt nhất cho cuộc đời mình và cả người tôi thương (nếu có). Tôi đã theo lối sống tối giản được một thời gian, tối giản cả về vật chất và tinh thần. Tôi tự hỏi nếu mình tối giản công việc của mình thì sao? Câu hỏi dẫn đến việc tôi đã liệt kê ra tất cả những đầu việc, những thói quen mà tôi đã không thể làm trọn vẹn nó khi xưa. Ngồi lại cùng phân tích lợi ích, rủi ro của từng đầu việc, nếu mình không làm thì tương lai sẽ ra sao ta? Hôm đấy tôi ngồi từ giữa trưa đến tối mới xong. Khi hoàn thành việc tối giản thì vẫn là cảm xúc rối bời giữa buồn và vui, nhưng lần này thì vui đã nhiều hơn rồi. Số đầu việc đã giảm chỉ còn khoảng một nữa, nhưng tất cả đều là những việc mà tôi rất thích làm.
Chắc có bạn sẽ nghĩ là kể từ đó tôi luôn hoàn thành công việc OK từ A đến Z. Nhưng sự thật không hẳn thế, tôi đã không còn trì hoãn nữa (kết quả tuyệt vời) nhưng tôi vẫn không hoàn thành các list mình đề ra, một số việc vẫn được đẩy qua ngày hôm sau. Chính vì những việc này đều là những việc mà tôi thích làm nên tôi luôn hạnh phúc khi làm nó. Một bài học tâm đắc mà tôi đã học được: “Đừng quá cứng nhắc với các việc mình đã đề ra, khi bạn đã tìm thấy niềm vui thì mặc kệ list đó đi.”
Việc tối giản công việc không giải quyết được vấn đề nhưng đã giúp tôi dành thời gian ngồi lại và phân tích kĩ càng các công việc đó, từ đó tìm ra Top N các việc mà tôi thích nhất.
Thật ra là tôi chỉ học 8-10 tiếng nghiêm túc mỗi ngày thôi, không phải ngồi cả ngày đâu, khoảng thời gian còn lại các bạn có thể bắt gặp tôi ngồi hoặc đi dạo như thằng tự kỷ ở công viên.
P.S. Ban đầu bài tôi định viết là “Ồn Ào và Tĩnh Lặng” để nói về cảm hứng học đặc biệt của tôi nhưng không biết vì sao mà lại bay qua đến đây rồi!!!
Wao, mới xem https://youtu.be/WnhhO06xMdo thì nhớ đến bài này. Bạn đúng là người giỏi mà